Mẹ Tôi Sinh Ra Tôi, Chỉ Để Hút Máu Tôi Mà Sống..
Chương 8

🌟 Tham gia nhóm Facebook!
🤝 Cập nhật thông tin mới, chia sẻ mỗi ngày và kết nối cộng đồng!
🎉 Nhấn để tham gia ngay 😄
Mẹ tôi cầm tiền, quay đầu đi đặt cọc mua nhà ở huyện cho thằng anh tôi.
Bây giờ thì hay rồi, người tôi chạy mất, đám cưới cũng tiêu.
Nhà trai đòi lại tiền mà nhà tôi thì… không còn xu nào.
Thế nên, họ phải lôi tôi về cưới bằng được.
Ngày thông báo trúng tuyển nguyện vọng lần thứ 24, tôi vẫn còn đang nằm viện.
Tôi còn nhớ rất rõ, hôm đó trời nóng như đổ lửa, quạt trần trong phòng bệnh cứ quay vù vù.
Tôi nằm sấp bên giường ngủ thiếp đi, mợ đang cầm quạt nan phe phẩy nhẹ nhàng cho tôi.
Bà thím ở giường bên rảnh rỗi, nhỏ giọng tán gẫu với mợ tôi:
“Con gái chị năm nay bao nhiêu tuổi rồi?”
“Thành tích học hành của con gái chị thế nào?”
“Nó thi đại học rồi à, đăng ký trường nào vậy?”
“Con gái chị hiếu thảo thế, chắc chắn thi đậu thôi!”
Mợ tôi lịch sự đáp lại từng câu, giọng điệu đầy tự hào.
Hơn nữa, bà ấy cũng không hề phủ nhận, tôi là con gái của bà.
Đúng lúc đó, điện thoại của mợ đổ chuông.
Đầu dây bên kia là giọng cô chủ nhiệm.
Tôi lập tức căng cứng cả người.
Thật ra nãy giờ tôi chỉ giả vờ ngủ thôi, tôi rất thích cảm giác nằm cạnh mợ, được bà quạt mát, cảm giác đó luôn khiến tôi cảm nhận được sự dịu dàng và yêu thương.
Số liên lạc với nhà trường tôi đều để tên mợ, tính theo thời gian, bây giờ hẳn là có kết quả rồi.
“Phụ huynh của em Lý Yến đúng không ạ, chúc mừng nhé!”
“Em Lý Yến đã đậu vào Đại học Bắc Kinh rồi!”
Mợ tôi mừng đến mức tay run run, cầm điện thoại cũng không vững, không ngừng cảm ơn cô giáo, mãi mới dứt máy được.
Bà cười rạng rỡ quay sang nói với bà giường bên:
“Cảm ơn chị nói lời tốt lành nhé, con bé nhà tôi thật sự đậu rồi!”
Sau đó, bà ấy nhẹ nhàng chạm vào má tôi:
“Con bé ngốc, còn giả vờ ngủ nữa à? Con đậu Bắc Đại rồi đấy!”
25
Tôi quay lại trường để lấy giấy báo trúng tuyển.
Không ngờ, lại chạm mặt bố mẹ ngay trước cổng trường.
Hay đúng hơn là… họ tìm không thấy tôi, nên đã chầu chực ở gần trường từ trước.
Mẹ từ bên cạnh lao ra, túm lấy tay tôi, kéo tôi về:
“Nếu còn không về, cái nhà bên anh mày tan nát luôn đấy!”
Người đi đường nhìn tôi đầy kinh ngạc, như thể tôi vừa làm ra chuyện gì không thể tha thứ được vậy.
Nhưng tôi chẳng quan tâm nữa. Tôi sắp phát điên rồi.
“Vậy ý mẹ là muốn dồn con đến chết đúng không?”
“Sáu năm trước, mẹ gả chị Hai để đổi lấy sính lễ, lấy tiền cưới vợ cho con trai mẹ.”
“Sáu năm sau, mẹ lại giở chiêu cũ, lần này để ép con lấy thằng đàn ông hôi thối kia, còn lén bỏ thuốc con nữa!”
“Cũng vì tiền sính lễ! Cũng vì con trai mẹ!”
“Chỉ vì thằng anh vô tích sự không có tiền mua nhà, chị dâu thì đòi phá thai rồi ly hôn!”
“Thế là mẹ lại tính lên đầu con! Con không phải con người chắc?”
“Con vừa thi xong đại học! Con thi được hơn bảy trăm điểm! Mẹ lại bắt con về gả đi để kiếm tiền mua nhà cho anh trai mẹ!”
“Con có từng đòi hỏi gì từ bố mẹ chưa? Con học từ lớp 1 đến giờ, bố mẹ chưa bỏ ra lấy một xu!”
“Toàn là mợ bỏ tiền ra nuôi con ăn học! Học xong cấp 2, con đổ bệnh, tiền học bổng của con bị bố mẹ cầm đi rồi biến!”
“Lúc con nằm viện còn không trả nổi viện phí!”
“Con không đòi bố mẹ phải công bằng, con chỉ cầu xin bố mẹ, làm ơn coi con là một con người được không?”
Vừa nói, tôi vừa không kìm được nước mắt nước mũi.
Về sau nhớ lại, hồi đó tôi còn nhỏ, dễ bị đám rác rưởi đó ảnh hưởng cảm xúc.
Nhưng hiệu quả thì… miễn chê. Người vây quanh càng lúc càng đông.
Có người nghe không nổi nữa, móc điện thoại ra hỏi tôi có cần báo cảnh sát không.
Có cả phụ huynh dẫn con đến nhận giấy báo đậu đại học, giận đến mức không nhịn được, chửi thẳng vào mặt hai người kia.
Cũng có người nhìn họ bằng ánh mắt kiểu “không não à?”, ép con gái thi bảy trăm điểm đi lấy chồng để nuôi thằng anh vô dụng, chắc đầu có vấn đề nặng lắm.
Mặt bố mẹ tôi dù có dày đến đâu, cũng chịu không nổi cảnh tượng này, cuối cùng xám mặt cuốn xéo.
Khoan đã, hơn bảy trăm điểm?
Mọi người sực tỉnh.
Toàn trường… à không, cả thành phố này, có mấy ai thi được hơn bảy trăm điểm chứ?
Tôi là thủ khoa khối xã hội toàn thành phố, được Bắc Đại tuyển thẳng.
Trường học đã dán ảnh tôi thật to lên bảng thông báo trước cổng từ lâu, nổi bần bật.
Vậy nên ai nấy đều quay lại nhìn bảng thông báo để đối chiếu.
Trước cổng trường có rất nhiều phóng viên, cả đài truyền hình cũng đến.
Nghe nói thủ khoa thành phố xuất hiện, lập tức kéo tới phỏng vấn.
Hay lắm, cuối cùng thì cái gia đình rách nát này cũng lên sóng luôn.
26
Tôi từng đọc được một câu như này:
“Xã hội có ba thanh kiếm sắc bén chuyên dùng để đối phó con người: pháp luật, dư luận và đạo đức trong lòng công chúng.”
Hai thứ đầu có thể dùng mưu lược để đối phó. Mưu lược chính là vũ khí duy nhất mà kẻ yếu có thể dùng để đối đầu với kẻ mạnh.
Tôi thì thấy bố mẹ mình sống cũng coi như thất bại đi.
Nhưng trong cái gia đình này, họ vẫn là bên mạnh.
Họ vô tri, ngu ngốc, ích kỷ, thiên vị nhưng ở cái làng quê lạc hậu đó, cộng thêm tư tưởng cổ hủ, thì dẫu là kiểu bố mẹ như thế, họ vẫn là người có quyền.
Tư tưởng phong kiến luôn mặc định - Cha mẹ có quyền quyết định vận mệnh con cái.
Nhưng một khi chuyện này bị xã hội chú ý tới, cán cân quyền lực liền đảo chiều.
Đầu tiên, thị trưởng đích thân trao học bổng và trợ cấp cho tôi.
Sau đó, huyện trưởng, xã trưởng, thậm chí cả trưởng thôn cũng lần lượt đến khích lệ, trao thưởng vật chất đủ kiểu.
Sau khi tôi đoạn tuyệt với bố mẹ, tôi chưa từng quay về.
Nghe nói sau đó, ba đời quan chức từ xã đến thôn luân phiên đến nhà tôi giảng bài chính trị cho bố mẹ.
Bố mẹ tôi thì vẫn phong kiến, ngu muội, nhưng lại sợ quyền lực.
Thế là chỉ cần lãnh đạo mở lời, họ chẳng dám làm phiền tôi nữa.
Chuyện khác nữa là nhiều dì, chị tốt bụng cũng tìm đến tôi.
Họ nói có thể giúp đỡ pháp lý, hoặc hỗ trợ tâm lý nếu cần.
Nếu bên bạn còn có cô gái nào đang trong hoàn cảnh gia đình tương tự, cũng có thể liên hệ với họ.
Ngoài ra, số 12338 là đường dây bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Hội Phụ nữ.
Họ hỗ trợ tư vấn miễn phí về luật pháp, hôn nhân, gia đình, tâm lý, giáo dục…
Cũng tiếp nhận xử lý các vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em.
...
Thấy không? So với cái ác, trên đời này vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp.
Có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.
Chỉ tiếc là, từ nhỏ chẳng ai dạy tôi và chị cả nên tìm đến đâu để cầu cứu.
Dưới gông cùm của phong kiến, khi bố mẹ ép chị cả lấy chồng, mợ tôi cũng chỉ nghĩ được cách cố gắng tìm cho chị một người đỡ tệ một chút mà gả đi.
Khổ nạn rõ ràng mới dễ được trông thấy, được chú ý, và được cứu giúp.
27
Dù sao thì, tôi vẫn phải về một chuyến.
Vì để lên đại học, tôi định chuyển hộ khẩu đi luôn.
Mợ tôi lo lắng, đòi đi cùng.
Tôi cười nói: “Không cần lo đâu mợ, giờ có lãnh đạo chống lưng rồi mà!”
Quả nhiên, về nhà làm việc rất thuận lợi.
Tôi thậm chí còn không gặp bố mẹ hay anh chị gì cả.
Sau này mới nghe người ta kể: chị dâu tôi sinh non, là con trai.
Thời gian tôi về làm giấy tờ thì trùng lúc cả nhà đang kéo nhau lên viện.
Tháng 9, tôi kéo vali, xuất phát từ nhà mợ, chính thức bắt đầu một hành trình mới.
Từ đây, liễu rủ hoa cười, tiền đồ sáng rỡ.
(Hết Chương 8)Bấm vào trang bên dưới tiếp theo chọn vào nút theo dõi nhận truyện mới nhất
cảm ơn mọi người nhìu ạ 🫰🫰🫰 🥰🥰🥰